Công việc kế toán đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và phát triển của một doanh nghiệp.
Đây cũng là ngành đòi hỏi phải cập nhật những quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
Nhằm giúp mọi người tránh những sai sót trong quá trình làm việc, Chính phủ vừa ban hành Nghị định Số 41/2018/NĐ – CP. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán thường mắc phải.
STT | LỖI VI PHẠM | MỨC PHẠT (Triệu đồng) |
01 | Bản báo cáo minh bạch khi công bố không có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền | Cảnh cáo |
02 | Không lập Báo cáo kiểm kê hoặc báo cáo kiểm kê tài sản không có đầy đủ chữ ký | 1 – 2 triệu đồng |
03 | Tẩy xóa chứng từ kế toán, ký chứng từ bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký | 1 – 2 triệu đồng |
04 | Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung theo quy định | 1 – 2 triệu đồng |
05 | Không cung cấp đầy đủ tài liệu cho đoàn kiểm tra | 3 – 5 triệu đồng |
06 | Chữ ký không thống nhất | 3 – 5 triệu đồng |
07 | Chứng từ không đầy đủ chữ ký theo quy định | 5 – 10 triệu đồng |
08 | Hư hỏng, mất mát chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng | 5 – 10 triệu đồng |
09 | Hạch toán sai tài khoản kế toán | 5 – 10 triệu đồng |
10 | Lập BCTC không đủ nội dung, không đúng biểu mẫu | 5 – 10 triệu đồng |
11 | BCTC không có chữ ký của người lập, KTT, giám đốc | 20 – 30 triệu đồng |
Thông qua những chia sẻ 20 lỗi vi phạm về chữ ký mà dân kế toán, kiểm toán thường hay mắc phải và mức phạt tương ứng với từng hành vi.
Ngoài ra, để không những lỗi nhỏ này ảnh hưởng đến quá trình hạch toán, sổ sách, hồ sơ theo đúng quy định của thuế thì chủ doanh nghiệp có thể nghĩ ngay đến dịch vụ kế toán trọn gói, điều này sẽ giúp cho mọi người tránh những sai sót và giúp quá trình làm việc, tiết kiệm thời gian.