Các công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi doanh nghiệp nhận được doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp của bạn còn rất nhiều các công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp và chính thức bước vào hoạt động. Dưới đây là bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp.

 

công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
Công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

1. Mở tài khoản ngân hàng 

Các công ty mới thành lập sau khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh nên tiến hành mở tài khoản ngân hàng tại các ngân hàng thương mại hoặc các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam.

tai-khoang-ngan-hang
Tài khoảng ngân hàng cho doanh nghiệp

Các ngân hàng lớn uy tín với chi phí quản lý và giao dịch thấp, mà các doanh nghiệp có thể tin tưởng mở tài khoản ngân hàng tại đây là Vietcombank, Techcombank, Sacombank, Agribank. 

Trong 10 ngày sau khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thông báo lên sở KH&ĐT để có thể nắm các thông tin, kiểm soát các giao dịch của doanh nghiệp.

2. Khắc con dấu doanh nghiệp 

Luật doanh nghiệp 2014 cho phép doanh nghiệp có thể quyết định về hình thức, số lượng, nội dung con dấu của doanh nghiệp. Sao cho nội dung con dấu phải đầy đủ các thông tin: tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu nhưng tất cả các con dấu này phải thống nhất về nội dung của mẫu con dấu doanh nghiệp đã đăng ký. 

>> Thành lập doanh nghiệp tại Replus tặng con dấu miễn phí

3. Mua token- chữ ký số 

Chữ ký số hay còn gọi là chữ ký điện tử được tạo ra với hình dáng giống như một USB nó được mã hoá dùng thay cho con dấu và chữ ký của người đại diện theo pháp luật. Chữ ký số được dùng để thực hiện các thủ tục, hồ sơ qua mạng như ký hợp đồng online, giao dịch qua các ngân hàng,…mà doanh nghiệp không cần phải mất thời gian hay công sức đi lại in ấn và đóng dấu.

chu-ky-so
Chữ ký số

Doanh có thể mua chữ ký số tại các nhà cung cấp uy tín như: FPT, Viettel, Vina, CK,… sau khi sở hữu chữ ký số tại các đơn vị này doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan thuế và phải được ngân hàng chấp nhận.

4. Treo biển hiệu của doanh nghiệp 

Biển hiệu là một trong những yếu tố giúp khách hàng hay đối tác có thể nhận diện được thương hiệu của bạn. Nhưng doanh nghiệp cũng cần phải tuân theo các quy định của pháp luật, tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn ở trụ sở chính, chi nhánh hoặc tại các văn phòng đại diện. 

Biển hiệu có thể được làm dưới dạng ngang hoặc dọc, biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả và không được gây ảnh hưởng đến giao thông công cộng. 

5. Nộp tờ lệ phí môn bài và lệ phí môn bài

Sau khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần lập và nộp tờ lệ phí môn bài, đóng các khoản phí môn bài theo quy định của pháp luật. Nhưng từ ngày 25-2-2020, trong năm đầu thành lập các doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài. 

Trong trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện, ở các địa phương cấp tỉnh thì công ty phải kê khai, nộp lệ phí môn bài cho các đơn vị Chi cục Thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp ở địa phương.

le-phi-mon-bai
Lệ phí môn bài

Doanh nghiệp phải đóng lệ phí môn bài từ năm thứ 2 sau thời gian miễn phí môn bài năm đầu tiên.

  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ: 3 triệu động/năm
  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư dưới 10 tỷ: 2 triệu động/năm 

6. Khai trình sử dụng lao động lần đầu sau khi thành lập doanh nghiệp 

Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày công ty bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải kê khai trình sử dụng lao động với Phòng Lao Động- Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở, văn phòng đại diện.

Doanh nghiệp không cần kê khai những lao động đang thử việc khi kê khai trình sử dụng lao động.

7. Tham gia bảo hiểm lao động cho người lao động

Doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động 

Kể từ khi ký hợp đồng chính thức với người lao động trong vòng 30 ngày, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động.

Hồ sơ bảo hiểm bao gồm: 

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT.
  • Danh sách số lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ- BNN.

8. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Hiện nay, các thông tin đăng ký thuế ban đầu doanh nghiệp cần cung cấp tờ khai đăng ký thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai hình thức đăng ký kế toán và các mẫu hóa đơn sử dụng
  • Quyết định bổ nhiệm vị trí Giám Đốc
  • Quyết định bổ nhiệm vị trí Kế Toán
  • Phương pháp trích khấu hao của tài sản cố định
  • Tờ khai lệ phí môn bài (Có thể nộp trực tuyến)
  • Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử

Đối với hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập những thiếu sót trong việc thực hiện thủ tục và các công việc sau khi thành lập doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Thấu hiểu được những khó khăn này chúng tôi hiện tại đang cung cấp các gói dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục sau khi thành lập công ty, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí khi thành lập doanh nghiệp.

> Token là gì? Cơ chế hoạt động của token key

🏢 Trụ sở chính: Toà nhà Vincom Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
🏢Chi nhánh 1: Toà nhà Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
🏢Chi nhánh 2: Tòa nhà 1 Đường 5, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TPHCM
🏢Chi nhánh 3: C10 Rio Vista, 72 Dương Đình Hội, Phường Phước Long B, Quận 9, TPHCM

☎  Hotline: 0932 678 6260938 208 656

 

0932.678.626