Sự bất ổn của nền kinh tế thị trường Việt Nam tác động như thế nào với doanh nghiệp

Hiện nay, do nền kinh tế thị trường luôn biến đổi dẫn đến việc vẫn còn có nhiều chủ doanh nghiệp nói riêng và các cá nhân với ước nguyện muốn tìm hiểu sâu hơn về kinh tế thị trường nói chung chưa thật sự hiểu được nền tảng và tầm ảnh hưởng của nó lên các công ty.

Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ giải thích từ cái cơ bản và chi tiết nhất về khái niệm cũng như điểm lợi và hại của nền kinh tế thị trường hiện nay cùng với lại một số thực trạng về tình hình kinh tế ngày nay và từ sự thay đổi đó đã ảnh hưởng lên doanh nghiệp Việt Nam như thế nào.

Kinh tế thị trường

1) Kinh tế thị trường là gì?

Cần phải nhấn mạnh rằng 2 khái niệm kinh tế và kinh tế thị trường là 2 định nghĩa hoàn toàn khác nhau:

a) Kinh tế:

Kinh tế được hiểu là sự thống nhất và liên kết về các quan hệ kinh tế lại với nhau tạo nên một hệ thống.

b) Kinh tế thị trường:

Trong khi kinh tế thị trường thì được khái quát hóa dưới dạng hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ trên thị trường từ các chủ thể khác nhau.

Hiểu ngắn gọn nhất về kinh tế thị trường đó chính là: người bán thì cần tiền, người mua thì cần sản phẩm/dịch vụ do người bán cung cấp và cả 2 nhóm đối tượng này tác động qua lại với nhau qua luật cung-cầu.

2) Ưu và nhược điểm của nền kinh tế thị trường:

a) Điểm ưu việt:

Chính vì cho phép cạnh tranh tự do nên đã dẫn tới sự thúc đẩy chuỗi cung ứng như các hoạt động kinh doanh sản xuất, trao đổi mua bán, kèm với lại thúc đẩy cho sự phát triển về mặt đời sống vật chất.

Tạo ra cơ hội lẫn động lực để cho các chủ doanh nghiệp có cơ hội được sáng tạo, đổi mới, phát triển năng kĩ năng quản lý công ty. Từ đó, tạo ra nền tảng vững chắc cho việc có được một lực lượng sản xuất chất lượng cao và lớn cho xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nâng cao từ xã hội và cải tiến phương pháp quản lý.

Tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, tự do, dân chủ, công bằng.

b) Sự thiếu sót:

Chú tâm hơn trong việc khả năng chi trả hơn là thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của xã hội.

Làm ranh giới giàu, nghèo phân hóa rõ rệt.

Chính vì mục tiêu của nền kinh tế thị trường là nhắm tới các hoạt động giao dịch có lãi cao đã dẫn tới sự phân hóa về hàng hóa công cộng bị giới hạn.

3) Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam:

Chính vì nền kinh tế khuyến khích và toàn cầu hóa nên các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng thâm nhập vào thị trường nhiều hơn không những được những sự trợ giúp nhất thời về mặt nguồn lực và kỹ thuật từ các doanh nghiệp lớn mà còn đa dạng hóa sự cạnh tranh trên nền kinh tế thị trường.

Điều này còn được cụ thể hóa qua các tiêu chí sau trong những năm gần đây:

  • Trên 93% tổng số các doanh nghiệp hiện nay đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điển hình là doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Khu vực tuyển dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 49% lực lượng lao động tại Việt Nam. Từ đó có thể kết luận rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu việc làm của nhân dân cùng với nâng cao đời sống vật chất của người dân.
  • Chính vì sự giải thể của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là có khả năng xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ thế nên các chủ doanh nghiệp trong các công ty đó cần phải có sự linh hoạt cao trong việc nắm bắt tình hình và năng suất kinh doanh của công ty nói riêng và kinh tế thị trường nói chung để có thể thích nghi và ứng phó được những rủi ro tiềm năng và phải là những người đi tiên phong trong việc thích ứng với sự phát triển.
  • Chính vì sự phổ biến về mặt vị trí địa lý mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sở hữu nên đã dẫn tới việc khai thác tối ưu các nguồn lực ở các khu địa phương lân cận cùng với năng lực kinh doanh của họ.

4) Thực trạng kinh tế thị trường hiện nay tại Việt Nam trong những năm 2020:

a) Khái quát sơ bộ về nền kinh tế thị trường Việt Nam:

Sự bất ổn của nền kinh tế thị trường Việt Nam tác động như thế nào với doanh nghiệp 1

Cần phải được nhấn mạnh rằng nền kinh tế thị trường nước ta phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn xuất khẩu thô và sự đầu tư của các vốn nước ngoài một cách trực tiếp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Từ đó đã dẫn tới việc chú trọng vào phát triển các yếu tố ngoại thị trường nhưng không tập trung vào các yếu tố trong nước như là:

  • GDP bình quân đầu người năm 2018 đã đạt tới 2.540 USD, thấp hơn 4.5 lần so với GDP bình quân đầu người chung trên cả thế giới.
  • Chỉ số tự do và sáng tạo của nền kinh tế kèm với chỉ số hấp thụ FDI thấp hơn các khu vực lân cận như Campuchia, Lào.
  • Lao động nam, nữ chưa được qua đào tạo chiếm khoảng 80%.
  • Trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu đến 2-3 thế hệ so với thế giới và thậm chí là cả chục năm so với từng khu vực cụ thể.
  • Tỉ trọng đóng góp GDP của nền kinh tế tư nhân rất thấp (chưa đến 10%).

b) Các chính sách cải thiện từ Nhà nước:

Từ những sự khó khăn xuất phát từ sự thiếu hoàn hảo trong việc đường lối chiến lược trong việc phát triển nền kinh tế nên Nhà nước đã đề ra những mục tiêu cần đạt được để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường Việt Nam nói chung và các công ty vừa và nhỏ nói riêng:

  • Đảm bảo sự phát triền bền vững của nền kinh tế vĩ mô của doanh nghiệp qua việc duy trì an ninh tài chính, lương thực và năng lượng. Đồng thời duy trì độ hiệu quả của doanh nghiệp thông qua việc tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất làm việc của nhân lực.
  • Phát triển và nâng cao ý thức của doanh nghiệp về vấn đề bảo vệ môi trường qua việc sử dụng hợp lý; hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn. Ban hành các bộ luật xử lý nghiêm những trường hợp làm ô nhiễm và suy thoái môi trường.

Bài viết trên đã cung cấp cho các cá nhân có ước nguyện thành lập công ty vừa và nhỏ trên thị trường Việt Nam một cái nhìn cụ thể và khái quát về khái niệm, điểm mạnh và yếu cũng như vai trò của nền kinh tế thị trường Việt Nam tác động đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ kèm với thông tin tổng hợp về nền kinh tế thị trường Việt Nam trong những năm gần đây.

0932.678.626