Văn phòng đại diện và chi nhánh là giống nhau hay khác nhau?

Mặc dù đối tượng khách hàng mục tiêu của hình thức văn phòng đại diện chi nhánh nhắm đến là những chủ doanh nghiệp có ý định muốn mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Tuy nhiên, các chủ doanh nghiệp cần chú ý rằng không phải ai cũng có cái nhìn khái quát về ranh giới của sự khác biệt của văn phòng đại diện và chi nhánh ở khía cạnh chức năng lẫn quy tắc của 2 loại hình thức được nói ở trên là cực kỳ mong manh.

Sự khác biệt của văn phòng đại diện và chi nhánh là không lớn
Sự khác biệt

Chính vì thế, qua bài viết này Replusacc sẽ giúp quý khách hàng có độ hiểu biết toàn diện và cụ thể hơn về chức năng và vai trò mà cả dịch vụ văn phòng đại diện và chi nhánh mang lại cho phía khách hàng qua việc phân loại cả hai loại hình thức:

1) Sự tương đồng:

Chính vì dựa theo công văn của bộ luật Doanh nghiệp năm 2014, mà bên phía doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình dưới dạng 2 phương thức: thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện mà nó chỉ có thể cho bên đại diện của doanh nghiệp cho phép sử dụng tên công ty nhưng không có tư cách pháp nhân.

2) Sự khác biệt:

1. Định nghĩa:

Văn phòng đại diện: Theo khoản 2 Điều 45 Luật Doanh Nghiệp: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền của lợi ích của doanh nghiệp bảo vệ cho các lợi ích đó”.

Chi nhánh: Theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh Nghiệp: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.

2. Chức năng:

Văn phòng đại diện: Giao dịch, tư vấn và tiếp thị là chức năng chính của văn phòng đại diện.

Chi nhánh: Có thể thực hiện được chức năng kinh doanh đồng thời thực hiện được chức năng đại diện dưới sự ủy quyền của trụ sở chính.

3. Hình thức hạch toán:

Hình thức hạch toán của văn phòng đại diện và chi nhánh
Hình thức hạch toán

Văn phòng đại diện: Hạch toán phụ thuộc là hình thức duy nhất mà văn phòng đại diện có thể cung cấp.

Chi nhánh: Có thể lựa chọn giữa hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc hình thức hạch toán độc lập.

4. Phạm vi thành lập:

Văn phòng đại diện: Có thể thành lập ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Chi nhánh: Có thể thành lập ở các tỉnh, thành phố giống nhau và khác nhau trong phạm vi quốc gia.

5. Nghĩa vụ thuế:

Nghĩa vụ thuế khi thuê văn phòng đại diện
Nghĩa vụ thuế khi thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh

Văn phòng đại diện: văn phòng đại diện không phải chịu thuế môn bài lẫn phải nộp hồ sơ khai báo thuế do không thực hiện được chức năng kinh doanh dưới sự ủy quyền của trụ sở chính.

Tuy nhiên, văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ khai thuế đối với những sắc thuế kèm với lại các sắc thuế không phát sinh dưới hình thức phải nộp hoặc nộp thay.

Chi nhánh: Thực hiện chức năng kinh doanh và theo quy định tại mục 1 văn bản hợp nhất 33/VBHN – BTC thì chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ phải nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm.

Chi nhánh vẫn phải thực hiện: nghĩa vụ thuế đối với các khoản thuế giá trị tăng, thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Thông tư 156/2013/TT – BTC 119/2013/TT – BTC.

3) Thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện: lựa chọn nào ưu việt hơn?

Giữa văn phòng đại diện và chi nhánh thì nên chọn hình thức nào?
Văn phòng đại diện và chi nhánh?

Đối với các công ty có nhu cầu chỉ cần thành lập 1 địa chỉ hợp pháp để làm thuận tiện cho bên đại diện trong việc giao dịch tại những nơi có địa điểm giao dịch là khác trụ sở chính của công ty và thậm chí là ở bên nước ngoài thì việc lựa chọn văn phòng đại diện là lựa chọn lý tưởng cho tình huống trên.

Đối với loại hình thức chi nhánh mặc dù có điểm yếu là chỉ thành lập được trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nên nó chỉ thật sự phù hợp cho mở rộng phạm vi kinh doanh ở thị trường nội địa do bản chất của nó là gồm chức năng của văn phòng đại diện (nghĩa là có thể thực hiện cả hoạt động kinh doanh lẫn vai trò được ủy quyền).

Qua bài viết này, Replusacc hi vọng là đã làm tròn trách nhiệm của mình như là 1 bài viết tư vấn cho phía khách hàng về sự khác biệt của cả 2 loại hình doanh nghiệp đó là văn phòng đại diện và chi nhánh cùng với sự định hướng cụ thể và bổ ích cho phía khách hàng.

Nếu quý khách có nhu cầu thuê văn phòng đại diện hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin về loại hình mở rộng kinh doanh này cũng như quy trình, thủ tục pháp lý thành lập của từng loại, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi: 0932 678 626 – 028 6288 3088

Các nhân viên tư vấn pháp lý Replusacc sẽ giúp quý khách có được sự rõ ràng hơn về thắc mắc mà bạn còn băn khoăn.

0932.678.626