Rủi ro kinh doanh là một trong những yếu điểm mà bất cứ công ty nào cũng mắc phải. Từ đó, nhiều doanh nghiệp đã đặt câu hỏi là sao các doanh nghiệp khác có thể nhận diện rủi ro tiềm ẩn tốt và bí quyết giúp họ vượt qua được nó là gì? Chính vì thế, vai trò của bài viết này như là sự giải đáp cho thắc mắc trên của doanh nghiệp.
Những yếu tố gây nên rủi ro tiềm ẩn:
Giống như doanh nghiệp, thành công cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau để đạt được nó. Vì thế rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh cũng bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau như:
Nhu cầu biến đổi liên tục: khi kinh doanh trong một môi trường có nhu cầu về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể từ một công ty thấp thì rủi ro kinh doanh càng cao và ngược lại.
Doanh số bất ổn định: Mặc dù sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có một chất lượng xuất sắc. Nhưng doanh số vẫn không ổn định và rủi ro kinh doanh cao do thị trường của mặt hàng đó chịu nhiều sự thay đổi lớn.
Lượng chi phí đầu vào bỏ ra: tùy vào ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Lượng chi phí ban đầu bỏ ra tỉ lệ thuận với rủi ro doanh nghiệp. Tức là nếu phí đó càng cao thì doanh nghiệp sẽ dễ gặp rủi ro hơn và ngược lại.
Năng lực điều chỉnh giá đầu ra và giá đầu vào: có mối quan hệ gián tiếp tới vấn đề trên.
Nếu khả năng doanh nghiệp điều chỉnh giá đầu ra tốt thì chi phí biến đổi càng lớn thì rủi ro doanh nghiệp thấp xuống.
Khả năng tung ra sản phẩm hoặc dịch vụ đúng lúc và hợp lý: là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp có những mẫu sản phẩm hoặc dịch vụ cần liên tục đổi mới để giữ chân khách hàng.
Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ đó không bắt kịp xu hướng nhu cầu của doanh nghiệp thì rủi ro doanh nghiệp càng lớn.
Biến động từ ngoài nước: phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nữa như chính trị, tỉ lệ lạm phát, chính sách nhà nước, môi trường kinh doanh, …
Từ đó, khiến cho doanh số của các doanh nghiệp đặt chi nhánh tại nước ngoài giảm và tỷ lệ rủi ro tăng.
Quy mô chi phí cố định: được xem như là đòn bẩy hoạt động kinh doanh. Nếu kinh doanh trong một môi trường có chi phí cố định cao dẫn tới tổng chi phí tăng lên trong trường hợp lượng cầu giảm thì tỷ lệ rủi ro sẽ tăng mạnh.
Các bước giúp doanh nghiệp phân tích và giải quyết được rủi ro tiềm ẩn:
Dưới đây là những bước hỗ trợ quý doanh nghiệp tìm hiểu đúng bản chất của rủi ro trong doanh nghiệp bao gồm:
Xác định rủi ro: với sự trợ giúp từ phòng ban quản trị rủi ro tìm hiểu xem loại rủi ro mà công ty đang mắc phải thuộc loại nào (đo lường được hay không đo lường được) qua việc rà soát những danh mục có đang trong tình trạng bất ổn định.
Từ đó chỉ ra được nguyên nhân gốc cho vấn đề đó và xoáy sâu vào phương pháp xử lý.
Đánh giá rủi ro: sử dụng công cụ đánh giá, phân loại mức độ nghiêm trọng và xác suất xảy ra như SWOT, PESTLE, WBS, RIN, …
Giúp doanh nghiệp tìm ra được loại rủi ro nào nghiêm trọng nhất và cần giải quyết trước.
Giải pháp đối phó với rủi ro: bên cạnh việc phân tích rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh doanh mang lại. Chủ doanh nghiệp nên nhớ rằng “kinh doanh là môn võ ngàn chiêu”. Vì thế để khắc phục được những rủi ro đó thì họ cần phải áp dụng nhiều phương án khác nhau cho mỗi loại rủi ro khác nhau bao gồm:
- Rủi ro bên ngoài: Do bản chất của yếu tố này là không thể điều chỉnh được như luật pháp, nhu cầu thị trường, kinh tế, văn hóa, … Vì thế, bản thân doanh nghiệp phải liên tục cập nhật tin tức mới cũng như đề ra những chính sách thích nghi và phòng ngừa.
- Rủi ro bên trong:
- Rủi ro hoạt động: nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố nền tảng để giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Ngoài ra đầu tư mạnh về việc đào tạo đội ngũ nhà lãnh đạo cũng là yếu tố giúp lập nên quyết định kinh doanh tốt hơn.
- Rủi ro tài chính: chủ doanh nghiệp nên hướng đến những biện pháp nền tảng như:
- Nâng cao nhận thức tài chính và đảm bảo an ninh tài chính qua việc tổ chức các buổi thảo luận định kỳ về an ninh giữa nhân viên và ban lãnh đạo.
- Xây dựng chương trình quản lý an ninh tài chính. Gồm 4 nội dung trọng tâm bao gồm: mục tiêu, nhận dạng và định lượng độ nhạy cảm, xác định triết lý, đánh giá và kiểm soát.
- Xây dựng đội ngũ chuyên môn phụ trách quản lý an ninh tài chính.
- Tăng cường hệ thống giám sát an ninh tài chính doanh nghiệp.
- Đảm bảo khả năng thanh toán các chi phí khác bằng cách giảm thiểu nợ ngắn hạn.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự sụt giảm của tài chính trong quá trình kinh doanh: mua bảo hiểm, trích lập quỹ dự phòng, sử dụng công cụ dự phòng, …
- Rủi ro thông tin: đầu tư mạnh vào các hệ thống bảo mật thông tin và phạt nghiêm những cá nhân có ý định tiết lộ thông tin mật của công ty ra cho phía khách hàng hoặc đối thủ cạnh tranh.
Giám sát rủi ro: tương tự như doanh nghiệp cần phải thích nghi với môi trường xung quanh để tồn tại. Rủi ro cũng sẽ dần trở nên lớn và nghiêm trọng hơn nếu chủ doanh nghiệp không kiểm soát nó tốt.
Vì thế, việc đào tạo phòng ban kiểm toán nội bộ để hiểu được trạng thái rủi ro tốt hơn là giải pháp giúp chủ doanh nghiệp vượt qua rủi ro tiềm ẩn. Ngoài ra, tổ chức các cuộc họp thường niên để bàn bạc về giải pháp xử lý cũng là lời khuyên được khuyến khích nhiều nhất.
Qua bài viết này, tôi kỳ vọng rằng mọi người có thể áp dụng những phương pháp trên một cách thuần phục và có chiến lược nhất vào tình huống công ty của mình. Hãy chia sẻ bài viết này nếu mọi người có đồng nghiệp đang gặp phải vấn đề tương tự hoặc cảm thấy nó mang lại kiến thức hữu dụng.